1. Q: HỆ THỐNG BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG LÀ GÌ?
A: HỆ THỐNG BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG là “Hệ thống Bơm Dầu/Mỡ tự động để bôi trơn cho nhiều vị trí truyền động trên máy (bạc đạn, xích, bánh răng, vít me,…) trong khi máy đang hoạt động”. Hệ thống này có tính chất là cho Bôi trơn
- Chính xác: vừa đủ theo tính toán, điều kiện làm việc và theo cài đặt
- Liên tục và đồng đều theo như cài đặt
- Khép kín-sạch: không bị lẫn tạp chất vô chất bôi trơn và điểm bôi trơn
Hệ thống bôi trơn tự động được phát minh và thiết kế để
- Giảm thiểu tai nạn lao động và bảo vệ con người khỏi các vị trí bôi trơn nguy hiểm như trên cao, nhiệt độ cao, bụi bẩn, tiếng ồn cao, hóa chất độc hại, ẩm ướt, trơn trượt, dễ cháy nổ, máy chạy liên tục,...
- Kiểm soát bôi trơn hiệu quả hơn và Bảo vệ máy móc tốt hơn cũng như tăng hiệu quả-KPI cho Bảo trì và Sản xuất nhờ đảm bảo máy móc luôn được bôi trơn trong khi quá trình sản xuất vẫn hoạt động bình thường mà không cần phải ngưng máy hay ngưng sản xuất như phương pháp bôi trơn thủ công truyền thống và giảm thiểu tối đa ngưng sửa máy-chết máy do lỗi bôi trơn.
- Giảm thiểu rủi ro ô nhiễm môi trường và giảm tác động xấu đến chất lượng sản phẩm của Nhà máy do bôi trơn quá nhiều khi bôi trơn thủ công.
2. Q: HỆ THỐNG BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG ĐANG CÓ NHỮNG LOẠI NÀO VỚI CÔNG NGHỆ NÀO?
A: PHÂN LOẠI THEO CHẤT BÔI TRƠN
- Hệ thống Bơm Dầu tự động: Bôi trơn cho các cơ cấu truyền động như Xích, Bánh Răng,…
- Hệ thống Bơm Mỡ tự động: bôi trơn cho các thiết bị như Bạc đạn, Bạc Trượt, Vít me, Cáp,…
B. PHÂN LOẠI THEO SỐ ĐIỂM BÔI TRƠN
- Hệ thống bôi trơn đơn điểm: Bơm có áp suất thấp từ 10 Bar trở xuống
(Công nghệ lực nén lò xo đẩy mỡ đi)
(Công nghệ Khí Gas: nguồn hóa chất giãn nở khí đẩy mỡ đi)
(Công nghệ cơ điện tử: nguồn Pin bên trong nuôi Motor Bơm đẩy mỡ đi)
3 Thế hệ Bôi trơn tự động Đơn điểm
- Hệ thống bôi trơn đa điểm (cục bộ theo từng cụm điểm): Dùng công nghệ cơ điện tử, Bơm có áp suất cao từ 25 Bar trở lên (nguồn Pin bên trong hay điện bên ngoài) kết hợp Bộ chia cải tiến để kiểm soát áp suất và lưu lượng cho các ngõ ra.
- Hệ thống bôi trơn trung tâm-đa điểm: Dùng công nghệ cơ điện tử, Bơm có áp suất cao, thường từ 50 Bar trở lên (nguồn điện bên ngoài hoặc khí nén)
- Hệ thống bôi trơn phân bổ-đa điểm: Dùng công nghệ cơ điện tử, Bơm áp suất thấp (6 Bar) nhưng thiết kế đặc biệt nên đẩy được chất bôi trơn đi xa và bôi trơn cho nhiều điểm (nguồn khí nén).
Ngoài ra còn có một số loại hệ thống bôi trơn tự động khác như
- Hệ thống bôi trơn song song một đường (Single Line Parallel systems)
- Hệ thống bôi trơn song song hai đường (Dual Line Parallel systems)
- Hệ thống bôi trơn phun sương bằng Dầu và hỗn hợp Khí-Dầu (Oil Mist and Air-Oil systems)
- Hệ thống bôi trơn dầu tuần hoàn (Oil re-circulating)
3. Q: LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG SO VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP BÔI TRƠN THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG LÀ GÌ?
A: LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG SO VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP BÔI TRƠN THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG
- Tất cả các máy móc quan trọng được bôi trơn, bất kể vị trí khó hay dễ bôi trơn.
- Bôi trơn thực hiện trong khi máy móc đang hoạt động làm cho chất bôi trơn được phân phối đều trong ổ trục và làm tăng tính sẵn sàng cho sản xuất của máy móc, thiết bị. Tăng hiệu quả sử dụng thiết bị tổng thể
- Bôi trơn đúng cách: nên Máy móc quan trọng đảm bảo sản xuất và vận hành hiệu quả và an toàn
- Ít hao mòn các bộ phận truyền động hơn đồng nghĩa với việc tuổi thọ phụ kiện, máy móc được kéo dài, ít hỏng hóc hơn, giảm thời gian ngừng hoạt động, giảm chi phí thay thế và giảm chi phí bảo trì.
- Kiểm soát được lượng bôi trơn: không bị lãng phí chất bôi trơn nên bảo vệ môi trường lao động và sức khỏe người lao động tốt hơn
- An toàn hơn: vì bạn không cần phải đánh đổi sức khoẻ, tính mạng và an toàn lao động để Bôi trơn máy móc cho các vị trí nguy hiểm như trên cao, nhiệt độ cao, bụi bẩn, tiếng ồn cao, hóa chất độc hại , ẩm ướt, trơn trượt, dễ cháy nổ, máy chạy liên tục,…
- Tiêu thụ năng lượng ít hơn do ma sát ít hơn nhờ bôi trơn liên tục
- Tăng hiệu suất tổng thể thiết bị: do tăng khả năng sẵn có của máy và giảm thời gian ngừng hoạt động do sự cố hư hỏng, chết máy
*Tham khảo thêm “So sánh Bôi trơn thủ công và Tự động” tại
https://hopviet.com.vn/2020/02/sanh-boi-tron-thu-cong-vs-boi-tron-tu-dong/
4. Q: VÌ SAO HỆ THỐNG BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG NGÀY CÀNG DÙNG PHỔ BIẾN?
A: VÌ HỆ THỐNG BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG CÓ THỂ KIỂM SOÁT VÀ MANG LẠI HIỆU QUẢ BÔI TRƠN CAO HƠN SO VỚI BÔI TRƠN THỦ CÔNG
BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG được thiết kế để BƠM mỡ/dầu bôi trơn với số lượng ít, trong khoảng thời gian ngắn nhưng thường xuyên và liên tục (hàng ngày, có thể là hàng giờ), điều này Bôi trơn thủ công bằng con người không làm được và không làm nổi, đặc biệt là các Nhà Máy có nhiều máy móc thiết bị với nhiều điểm bôi trơn.
Thực tế chúng ta sẽ lên lịch bôi trơn khác nhau cho từng máy móc, nhưng Nhân viên Bảo trì-Kỹ thuật không chỉ làm việc bôi trơn máy móc mà còn làm rất nhiều việc khác…
Và như vậy họ sẽ ưu tiên bôi trơn theo lịch của họ (tiện lúc nào bôi trơn lúc đó) hơn là theo lịch-nhu cầu bôi trơn của máy móc (khô dầu mỡ lúc nào bôi trơn lúc đó để đảm bảo luôn được bôi trơn một lớp mỏng vừa đủ) cũng là điều tất nhiên và dễ hiểu.
Chưa kể có nhiều vị trí Bôi trơn nguy hiểm (trên cao, nhiệt độ cao, bụi bẩn, ẩm ướt độ ồn cao, dễ cháy nổ,..) hay phải Ngưng máy, tháo nắp máy mới bôi trơn được cũng sẽ hạn chế việc tuân thủ Bôi trơn theo đúng lịch trình khuyến nghị của Nhà Chế Tạo Máy OEM và Theo yêu cầu Bôi trơn hiệu quả (vừa đủ-chính xác, liên tục, đồng đều).
Đặc biệt khi Nhà máy có nhiều máy móc thiết bị hoạt động liên tục và ở nhiều vị trí khác nhau thì việc Bôi trơn chính xác, liên tục và đồng đều là điều bất khả thi đối với con người (nhân viên bảo trì, nhân viên bôi trơn).
Đa số Nhà Máy sẽ ưu tiên cho việc sản xuất, vận hành và yêu cầu tính sẵn sàng của máy và nguồn nhân lực nên không phải lúc nào máy móc cần bôi trơn thì sẽ được bôi trơn ngay. Vì vậy đa số máy móc sẽ không được bôi trơn phù hợp và hiệu quả khi bôi trơn thủ công.
Điều này dẫn đến hay hư hỏng bạc đạn, cơ cấu truyền động và phần cơ khí của máy, cũng như gây ra các hư hỏng kép khác làm tăng chi phí bảo trì-sửa chữa, ngưng máy, ngưng sản xuất…
Và Hệ thống bôi trơn tự động được sử dụng để giải quyết các vấn đề bên trên.
BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG là lựa chọn cho các Nhà Máy bị hạn chế về thời gian và nguồn nhân lực để Bảo trì-Bôi trơn, đặc biệt phù hợp cho các Nhà Máy có nhiều máy móc thiết bị cần bôi trơn, Các vị trí bôi trơn nguy hiểm, Máy chạy liên tục, Máy móc quan trọng cho hoạt động sản xuất-kinh doanh cần được bảo vệ bằng việc bôi trơn hiệu quả.
BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG cũng là công cụ để tăng hiệu quả công việc cho người quản lý Bảo trì-Kỹ thuật và tăng lợi thể cạnh tranh cho Công ty…
5. Q: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN HIỆN NAY (CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN TỬ).
A: Các hệ thống bôi trơn tự động tiên tiến với công nghệ Cơ điện tử đều có chung 5 thành phần chính này:
- Bộ điều khiển dùng để điều khiển và cài đặt cho Bơm về tần suất, thời gian và lưu lượng bơm Dầu-mỡ/ngày
- Bơm và Motor
- Hộp chứa dầu mỡ bôi trơn
- Bộ chia: dùng chia chất bôi trơn theo số điểm cần bôi trơn
- Đường dẫn chất bôi trơn kết nối máy bơm với điểm bôi trơn thông qua bộ chia và các đầu nối-fitting.
Ngoài ra có thể có thêm hệ thống giám sát như cảm biến, đồng hồ đo tích hợp trên hệ thống để theo dõi và xuất tín hiệu giám sát từ xa….(tùy chọn thêm tùy ngân sách và ứng dụng của khách hàng).
Bên dưới là cấu tạo và nguyên lý làm việc của Hệ thống bôi trơn tự động đa điểm của Memolub với công nghệ Cơ điện tử.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Bơm (nguồn Pin bên trong 4.5VDC hoặc nguồn 24VDC bên ngoài)
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Bộ chia cải tiến (kiểm soát được áp suất và lưu lượng cho các ngõ ra nên đảm bảo luôn chia đều áp và lưu lượng dù điểm bôi trơn ở gần hay ở xa Bơm)
6. Q: ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC CÔNG NGHỆ BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG HIỆN NAY LÀ GÌ?
A: Nếu như Công nghệ bôi trơn tự động lò xo và khí Gas truyền thống bôi trơn đơn điểm có ưu điểm là giá thành rẻ hơn so với Công nghệ bôi trơn tự động tiên tiến Cơ điện tử vì nó có cấu tạo đơn giản, nhưng lại có nhiều nhược điểm như:
- Chỉ bôi trơn được 1 điểm và phải lắp tại chỗ
- Lưu lượng không chính xác nên bôi trơn không chính xác (vì phụ thuộc lực nén lò xo và vào nhiệt độ môi trường)
- Hay bị tách lớp dầu khỏi mỡ nên không đảm bảo giữ tính chất bôi trơn của mỡ bôi trơn và hay bị xì dầu trên ống hay đầu nối fitting
- Chi phí sử dụng cao vì khi dùng hết mỡ phải thay trọn bộ Bơm (không tái sử dụng được)
Bạn có thể tham khảo thêm các Bảng So Sánh sau để biết thêm chi tiết
BẢNG SO SÁNH HỆ THỐNG BÔI TRƠN TRUNG TÂM
VÀ HỆ THỐNG BÔI TRƠN PHÂN BỔ
7. Q: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN HỆ THỐNG BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG PHÙ HỢP?
A: Quyết định cách bôi trơn thiết bị trong nhà máy không phải là một việc dễ dàng vì không có quy tắc chung nào được áp dụng cho điều này 🤔
Để đưa ra chiến lược Bôi trơn cho từng điểm bôi trơn, bạn phải xem xét một số yếu tố như
- Tính nghiêm trọng hay hệ quả của sự cố Bạc đạn bị hư hỏng (các hư hỏng kép phát sinh do lỗi bôi trơn, hư bạc đạn)
- Chu kỳ bôi trơn
- Khả năng bôi trơn bằng tay (vị trí có dễ tiếp cận không)
- Khả năng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất khi Bôi trơn thủ công phải ngưng nghỉ máy
Mặc dù không có tiêu chuẩn chung tồn tại, bạn có thể tạo phân loại của riêng mình tùy vào tình hình thực tế của nhà máy với tham khảo theo bảng phân loại “Cấp độ quan trọng vị trí bôi trơn” sau:
- Class 1 (Cấp độ 1): Vị trí bôi trơn ít quan trọng và không ảnh hưởng đến sản xuất và/hoặc dễ dàng thay thế, sửa chữa
- Class 2: Vị trí bôi trơn quan trọng hơn cấp độ 1 và có ảnh hưởng đến sản xuất và/hoặc khó và tốn thời gian để thay thế, sửa chữa
- Class 3: Vị trí bôi trơn quan trọng có ảnh hưởng đến sản xuất và/hoặc khó, tốn kém chi phí và thời gian để thay thế, sửa chữa
- Class 4: Vị trí bôi trơn rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và bắt buộc không được có hư hỏng do lỗi bôi trơn
Và đối với mỗi cấp độ vị trí bôi trơn trên, cần xác định hệ thống bôi trơn phù hợp.
Cấp độ Class 3 và 4 là quan trọng và cần quan tâm nhất và cũng là các vị trí ứng dụng Bôi trơn tự động phù hợp nhất. Vì nếu việc bôi trơn không đảm bảo và hiệu quả cho các vị trí thuộc cấp độ này thì sớm hay muộn bạn sẽ gặp vấn đề và tốn kém rất nhiều chi phí, thời gian và nguồn lực để khắc phục sự cố cho nó 😢.
Ví như Nhà máy bị ngưng sản xuất 1 ngày vì một máy móc nào đó bị hư hỏng và nguyên nhân gốc rễ đến từ việc bôi trơn thì Công ty không thể không trả lương cho toàn bộ công nhân viên nhà máy ngày đó và cũng không thể nói xin lỗi khác hàng sẽ giao hàng muộn kém chất lượng vì do lỗi bôi trơn kém hiệu quả!
Hay ví như khách sạn-Toà nhà thương mại bị hỏng thiết bị Tháp giải nhiệt, Motor bơm nước lạnh, AHU, Thang máy-Thang cuốn. Khi đó chúng ta không thể nói nói xin lỗi khách hàng, thông cảm ráng chịu nóng, chịu ngột ngạt…và còn phải chịu khó đi bộ “Tập thể dục cho khỏe” vì các máy móc quan trọng để vận hành tòa nhà đã bị hư hỏng do lỗi bôi trơn, mặc dù thực tế có thể dúng là vậy vì…
- Đối với Cấp độ 3, chỉ nên sử dụng các hệ thống bôi trơn tự động tin cậy và ổn định có thể kiểm tra, kiểm soát.
Lưu ý rằng hầu hết các hệ thống chỉ giám sát áp suất trong các đường phân phối chính hoặc piston đã di chuyển trong bộ chia. Không có hệ thống bôi trơn nào có thể chỉ ra liệu đường ống bôi trơn giữa bộ chia và điểm bôi trơn có bị hỏng hay không.
- Đối với Cấp độ 4, ngoài việc sử dụng các hệ thống bôi trơn tự động tin cậy và ổn định có thể kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo rằng lượng dầu/mỡ bôi trơn cần được kiểm soát và đúng với giá trị cài đặt thì chúng ta cũng cần phải có thêm các Công cụ-Tool đo độ rung, nhiệt độ, gia tốc,…của Bạc đạn để thu thập, nghiên cứu và đưa ra hành động thích hợp kịp thời nhằm phòng ngừa hư hỏng và hạn chế thiệt hại nặng cho nhà máy.
Việc kiểm tra định kỳ hệ thống bôi trơn tự động là cần thiết và quan trọng. Nhân viên bảo trì phải quen thuộc với tất cả các loại hệ thống đang sử dụng vì Hệ thống bôi trơn có thể hỏng do lỗi sử dụng và cần khắc phục khi sử dụng (theo như hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp).
Không nên trộn lẫn nhiều loại hệ thống và nhãn hiệu bôi trơn tự động khác nhau sẽ gây khó cho nhân viên bảo trì và người dùng cuối.
Ngoài ra chúng ta cũng phải xem xét khả năng ứng dụng và mức độ phù hợp của các hệ thống bôi trơn tự động đang có trên thị trường.
Ví dụ: Nếu Nhà máy có nhiều điểm bôi trơn cho nhiều máy móc thuộc cấp độ 3, 4 nằm nhiều vị trí khác nhau, thuộc nhiều dây chuyền và khu vực sản xuất khác nhau với điều kiện làm việc và bôi trơn khác nhau thì việc lựa chọn
👎Bộ bôi trơn tự động đơn điểm: sẽ không phù hợp vì sẽ phải dùng số lượng rất nhiều, tốn kém về chi phí đầu tư ban đầu và chi phí sử dụng.
👎Hệ thống bôi trơn trung tâm: sẽ không phù hợp vì không thể đi dây, đấu nối cho nhiều vị trí khác nhau chia cho nhiều máy với yêu cầu lượng dầu mỡ bơi trơn khác nhau là không khả thi và rất tốn kém, cũng như có nhiều rủi ro tiềm ẩn khi 1 vị trí bôi trơn trên hệ thống bị hư hỏng làm ảnh hưởng đến nhiều vị trí của nhiều máy khác.
👍Hệ thống bôi trơn cục bộ đa điểm: khá phù hợp vì lắp độc lập cho từng cụm điểm hay từng máy. Chi phí đầu tư cũng hợp lý và việc sử dụng, kiểm tra, kiểm soát cũng dễ dàng vì đã phân chia và khoanh vùng theo từng cụm điểm và theo từng máy.
Nếu nhà máy có máy móc cần lượng mỡ bôi trơn/điểm rất nhiều (Ví dụ như máy Nghiền-Trộn Clynker-Xi măng) hoặc có hàng trăm điểm bôi trơn có cùng lượng mỡ cần bôi trơn/ngày nằm gần nhau trên 1 máy hay 1 line thì việc lựa chọn hệ thống bôi trơn trung tâm hay phân bổ sẽ phù hợp hơn.
Và nếu chỉ có 1 điểm cần bôi trơn nằm độc lập ở một khu vực riêng biệt và cách xa các điểm bôi trơn còn lại trong nhà máy thì có thể chọn hệ thống bôi trơn tự động đơn điểm.
Ngoài các yếu tố Kỹ thuật và ứng dụng bên trên chúng ta còn cần phải quan tâm đến các yếu tố.
- Chất lượng, độ bền, độ ổn định và tin cậy của sản phẩm Bôi trơn tự động, vì đây là yếu tố quan trọng hàng đầu cần quan tâm để lựa chọn các thiết bị mang tính bảo vệ cho máy móc tài sản của nhà máy như hệ thống bôi trơn tự động máy móc.
- Uy tín và kinh nghiệm của thương hiệu và nhà cung cấp trên thị trường
- Khả năng có sẵn của sản phẩm trên thị trường
- Dịch vụ kỹ thuật của nhà cung cấp có tốt và chuyên nghiệp
Tóm lại việc lựa chọn hệ thống bôi trơn tự động nào và áp dụng cho vị trí máy móc nào là rất quan trọng và đòi hỏi chúng ta phải có sự quan tâm và đầu tư nghiêm túc và thích hợp.
Tuy ban đầu có thể tốn thời gian và chi phí nhưng trong tương lai chúng ta sẽ được rất nhiều lợi ích nếu lựa chọn hệ thống bôi trơn tự động đúng và phù hợp từ đầu.
Cuối cùng đừng bỏ qua việc đào tạo các thành viên trong nhóm của bạn sau khi đã trang bị hệ thống Bôi trơn tự động.
Vì Con người vẫn là yếu tố quan trọng và quyết định trong mọi vấn đề, và vấn đề “Kiểm soát bôi trơn hiệu quả-an toàn” cũng không phải là ngoại lệ.
Chúc bạn ứng dụng hệ thống Bôi trơn tự động phù hợp và thành công để mang lại hiệu quả cho công việc và lợi ích cho Công ty nhé 😀
NGUỒN THAM KHẢO
- https://www.machinerylubrication.com/Read/29285/manual-automatic-lubrication
- https://www.mobil.com/en/industrial/Lubricant-Expertise/Resources/choose-grease-electric-motor-bearings
- https://www.machinerylubrication.com/Read/31026/high-speed-grease
- https://www.machinerylubrication.com/Read/537/predict-oil-life
- https://www.mobil.com/industrial/~/media/files/global/us/industrial/tech-topics/tt-electric-motor-bearing-lubrication-guide.pdf
- http://www.skf.com/caribbean/products/bearings-units-housings/super-precision-bearings/principles/lubrication/grease-lubrication/grease-service-life-and-relubrication-intervals/index.html
- https://www.klueber.com/ecomaXL/files/Lubrication_of_rolling_bearings_tips_and_advice.pdf
- https://www.machinerylubrication.com/Read/537/predict-oil-life
- https://en.wikipedia.org/wiki/Automatic_lubrication_system
- https://www.machinerylubrication.com/
- https://memolub.be/