Ngày nay (2023)-Cách mạng công nghiệp 4.0, tuy máy móc được sử dụng rất nhiều so với những năm 1760-Cách mạng công nghiệp1.0, khi máy móc công nghiệp mới được phát minh nhưng chúng ta vẫn bôi trơn máy móc thủ công.
Đối với nhiều ngành công nghiệp, việc bôi trơn thủ công đã “đủ tốt” trong hơn hàng trăm năm.
Nhưng nếu hiện tại nó không còn hiệu quả và không còn phù hợp để bôi trơn-bảo trì cho máy móc quan trọng và giá trị của chúng ta, vậy thì tại sao chúng ta vẫn còn sử dụng phương pháp này? Đặc biệt là khi bôi trơn máy móc thủ công có các hạn chế…
1. Q: HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP BÔI TRƠN THỦ CÔNG LÀ GÌ?
A: Bôi trơn máy móc thủ công có các hạn chế sau:
1. Không chính xác-đồng đều (lúc thì quá nhiều khi đầu chu bôi trơn hoặc ở các vị trí dễ bôi trơn, lúc thì quá ít khi gần cuối chu kỳ bôi trơn hoặc ở các vị trí nguy hiểm và khó tiếp cận), dễ bị lẫn tạp chất khi thao tác.
2. Không đảm bảo an toàn và không tiết kiệm cho sản xuất vận hành: vì tốn thời gian và nguồn lực để bôi trơn, đặc biệt là cho các vị trí nguy hiểm, khó tiếp cận, vị trí phải ngưng máy mới bôi trơn được.
3. Không thể kiểm soát được và công việc bôi trơn thủ công không thú vị nên dễ bị sai sót bởi con người.
Vì những lý do trên nên đa số nhà máy không đảm bảo bôi trơn hiệu quả.
Điều này có thể làm tăng chi phí chất bôi trơn, gây mau hư hỏng thiết bị truyền động (bạc đạn, xích, bánh răng…) máy móc > giảm hiệu quả sản xuất-vận hành > giảm lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh của công ty. Đặc biệt là đối với nhà máy có nhiều máy móc hoạt động liên tục, nằm nhiều vị trí khác nhau trong khi nhân lực để bôi trơn và bảo trì lại bị giới hạn hoặc chưa được đào tạo phù hợp.
2. Q: HỆ THỐNG BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG LÀ GÌ?
A: HỆ THỐNG BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG là “Hệ thống bơm dầu/mỡ tự động để bôi trơn cho các điểm bôi trơn của cơ cấu truyền động trên máy (bạc đạn, xích, bánh răng, vít me,…), cho bôi trơn cả khi máy đang hoạt động”.
Hệ thống này được phát minh ra nhằm đảm bảo việc bôi trơn máy móc được kiểm soát, đơn giản và tối ưu nhờ đặc tính bôi trơn:
- Chính xác: vừa đủ theo tính toán, điều kiện làm việc và theo cài đặt.
- Liên tục và đồng đều.
- Khép kín-sạch: không bị lẫn tạp chất vô chất bôi trơn và điểm bôi trơn.
Bằng việc triển khai ứng dụng Bôi trơn tự động, các nhà máy sản xuất công nghiệp có thể cải tiến độ tin cậy máy móc thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo trì-vận hành, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng suất lao động.
3. Q: BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG ĐANG CÓ NHỮNG LOẠI NÀO VÀ CÔNG NGHỆ NÀO?
A: PHÂN LOẠI THEO CHẤT BÔI TRƠN
- Hệ thống Bơm Dầu tự động: Bôi trơn cho các cơ cấu truyền động như Xích, Bánh Răng,…
Hệ thống Bơm Mỡ tự động: bôi trơn cho các thiết bị như Bạc đạn, Bạc Trượt, Vít me, Cáp,…
PHÂN LOẠI THEO SỐ ĐIỂM BÔI TRƠN
- Hệ thống bôi trơn đơn điểm: Bơm có áp suất thấp từ 10 Bar trở xuống
Các Thế hệ Bôi trơn tự động Đơn điểm
- Hệ thống bôi trơn đa điểm (phổ biến nhất vì khả năng ứng dụng rộng): Dùng công nghệ cơ điện tử, Bơm có áp suất cao từ 25 Bar trở lên (nguồn Pin bên trong hay điện bên ngoài) kết hợp bộ chia cải tiến 2,4,6,8 điểm.
- Hệ thống bôi trơn trung tâm-đa điểm: Dùng công nghệ cơ điện tử, Bơm có áp suất cao, thường từ 50 Bar trở lên (nguồn điện bên ngoài hoặc khí nén)
- Hệ thống bôi trơn phân bổ-đa điểm: Dùng công nghệ cơ điện tử, Bơm áp suất thấp (6 Bar) nhưng thiết kế đặc biệt nên đẩy được chất bôi trơn đi xa và bôi trơn cho nhiều điểm (nguồn khí nén).
Ngoài ra còn có một số loại hệ thống bôi trơn tự động khác như
- Hệ thống bôi trơn song song một đường (Single Line Parallel systems).
- Hệ thống bôi trơn song song hai đường (Dual Line Parallel systems).
- Hệ thống bôi trơn phun sương bằng Dầu và hỗn hợp Khí-Dầu (Oil Mist and Air-Oil systems).
- Hệ thống bôi trơn dầu tuần hoàn (Oil re-circulating).
4. Q: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY (CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN TỬ)?
A: Các hệ thống bôi trơn tự động tiên tiến với công nghệ cơ điện tử đều có chung 5 thành phần chính này:
- Bộ điều khiển dùng để điều khiển và cài đặt cho Bơm về tần suất, thời gian và lưu lượng bơm Dầu-mỡ/ngày.
- Bơm và Motor.
- Hộp chứa dầu mỡ bôi trơn.
- Bộ chia: dùng chia chất bôi trơn theo số điểm cần bôi trơn.
- Đường dẫn chất bôi trơn kết nối máy bơm với điểm bôi trơn thông qua bộ chia và các đầu nối-fitting.
Bên dưới là cấu tạo và nguyên lý làm việc của Hệ thống bôi trơn tự động đa điểm của Memolub với công nghệ Cơ điện tử.
5. Q: ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC CÔNG NGHỆ BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG ?
A: Nếu như Công nghệ bôi trơn tự động lò xo và khí Gas truyền thống bôi trơn đơn điểm có ưu điểm là giá thành rẻ hơn so với Công nghệ bôi trơn tự động tiên tiến Cơ điện tử vì nó có cấu tạo đơn giản, nhưng lại có nhiều nhược điểm như:
- Chỉ bôi trơn được 1 điểm và phải lắp tại chỗ.
- Lưu lượng không chính xác nên bôi trơn không chính xác (vì phụ thuộc lực nén lò xo và vào nhiệt độ môi trường).
- Hay bị tách lớp dầu khỏi mỡ nên không đảm bảo giữ tính chất bôi trơn của mỡ bôi trơn và hay bị xì dầu trên ống hay đầu nối fitting.
- Chi phí sử dụng cao vì khi dùng hết mỡ phải thay trọn bộ Bơm (không tái sử dụng được).
Bạn có thể tham khảo thêm các Bảng So Sánh sau để biết thêm chi tiết
6. Q: VÌ SAO HỆ THỐNG BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG NGÀY CÀNG ĐƯỢC DÙNG PHỔ BIẾN?
A: VÌ HỆ THỐNG BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG CÓ THỂ KIỂM SOÁT VÀ MANG LẠI HIỆU QUẢ VÀ LỢI ÍCH CAO HƠN SO VỚI BÔI TRƠN THỦ CÔNG XÉT VỀ CÁC YẾU TỐ SAU:
- KINH TẾ: Giảm (43-80%) lỗi hư hỏng cơ cấu truyền động máy (bạc đạn, xích, bánh răng,…) >tăng thời gian uptime của máy, và tiết kiệm tới 50% lượng dầu mỡ bôi trơn.
- AN TOÀN: Giảm thiểu rủi ro về tai nạn lao động và giảm thải hóa chất trong dầu mỡ bôi trơn ra môi trường và nguồn nước.
- TINH GỌN: Tối ưu hoá nguồn nhân lực và tài chính cho công ty.
KHÁM PHÁ THÊM LÝ DO CHI TIẾT TẠI https://hopviet.com.vn/2020/02/vi-sao-chuyen-doi-tu-boi-tron-may-moc-thu-cong-sang-tu-dong-dang-la-xu-huong/
BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG là lựa chọn cho các nhà máy, cảng biển, tòa nhà thương mại bị hạn chế về thời gian và nguồn nhân lực để Bảo trì-Bôi trơn.
Đặc biệt phù hợp cho các ứng dụng có nhiều máy móc thiết bị cần bôi trơn, máy chạy liên tục, máy móc quan trọng cho hoạt động sản xuất vận hành cần được bảo vệ bằng việc bôi trơn hiệu quả.
7. Q: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN HỆ THỐNG BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG PHÙ HỢP?
A: Quyết định cách bôi trơn thiết bị trong nhà máy không phải là một việc dễ dàng vì không có quy tắc chung nào được áp dụng cho điều này 🤔
Tuy không có tiêu chuẩn chung tồn tại, nhưng bạn có thể tạo phân loại của riêng mình tùy vào tình hình thực tế của nhà máy với tham khảo theo bảng phân loại “Cấp độ quan trọng vị trí bôi trơn” sau:
- Class 1 (Cấp độ 1): Vị trí bôi trơn ít quan trọng và không ảnh hưởng đến sản xuất và/hoặc dễ dàng thay thế, sửa chữa.
- Class 2: Vị trí bôi trơn quan trọng hơn cấp độ 1 và có ảnh hưởng đến sản xuất và/hoặc khó và tốn thời gian để thay thế, sửa chữa.
- Class 3: Vị trí bôi trơn quan trọng có ảnh hưởng đến sản xuất và/hoặc khó, tốn kém chi phí và thời gian để thay thế, sửa chữa.
- Class 4: Vị trí bôi trơn rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và bắt buộc không được có hư hỏng do lỗi bôi trơn.
Và đối với mỗi cấp độ vị trí bôi trơn trên, cần xác định hệ thống bôi trơn phù hợp.
Cấp độ Class 3 và 4 là quan trọng và cần quan tâm nhất và cũng là các vị trí ứng dụng Bôi trơn tự động phù hợp nhất. Vì nếu việc bôi trơn không đảm bảo và hiệu quả cho các vị trí thuộc cấp độ này thì sớm hay muộn bạn sẽ gặp vấn đề và tốn kém rất nhiều chi phí, thời gian và nguồn lực để khắc phục sự cố.
- Đối với Cấp độ 3, chỉ nên sử dụng các hệ thống bôi trơn tự động tin cậy và ổn định có thể kiểm tra, kiểm soát.
- Đối với Cấp độ 4, ngoài việc sử dụng các hệ thống bôi trơn tự động tin cậy và ổn định có thể kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo rằng lượng dầu/mỡ bôi trơn cần được kiểm soát và đúng với giá trị cài đặt thì chúng ta cũng cần phải có thêm các Công cụ-Tool đo độ rung, nhiệt độ, gia tốc,…của Bạc đạn để thu thập, nghiên cứu và đưa ra hành động thích hợp kịp thời nhằm phòng ngừa hư hỏng và hạn chế thiệt hại nặng cho nhà máy.
Ví dụ: Trường hợp phổ biến nhất là nhà máy có nhiều điểm bôi trơn cho nhiều máy móc thuộc cấp độ 3, 4 nằm nhiều vị trí khác nhau, thuộc nhiều dây chuyền và khu vực sản xuất khác nhau với điều kiện làm việc và bôi trơn khác nhau thì việc lựa chọn
👎Bộ bôi trơn tự động đơn điểm: Không phù hợp vì sẽ phải dùng số lượng rất nhiều, tốn kém về chi phí đầu tư ban đầu và chi phí sử dụng.
👎Hệ thống bôi trơn trung tâm: Không phù hợp vì không thể đi dây, đấu nối cho nhiều vị trí khác nhau chia cho nhiều máy với yêu cầu lượng dầu mỡ bơi trơn khác nhau là không khả thi và rất tốn kém, cũng như có nhiều rủi ro tiềm ẩn khi có 1 vị trí điểm bôi trơn trên hệ thống bị hư hỏng làm ảnh hưởng đến rất nhiều vị trí điểm bôi trơn của nhiều máy khác.
👍Hệ thống bôi trơn cục bộ đa điểm: Phù hợp vì lắp độc lập cho từng cụm điểm hay từng máy. Chi phí đầu tư cũng hợp lý và việc sử dụng, kiểm tra, kiểm soát cũng dễ dàng vì đã phân chia và khoanh vùng theo từng cụm điểm, từng máy.
Ngoài các yếu tố kỹ thuật và ứng dụng bên trên chúng ta còn cần phải quan tâm đến các yếu tố:
- Chất lượng (độ bền, độ ổn định và độ tin cậy) của sản phẩm, vì chỉ có đáp ứng các tiêu chí này thì bộ bôi trơn tự động mới đảm bảo mang lại hiệu quả bôi trơn để bảo vệ cho máy móc tài sản của nhà máy.
- Uy tín và kinh nghiệm của hãng và của nhà phân phối.
- Khả năng có sẵn của sản phẩm và phụ tùng phụ kiện kèm theo.
- Dịch vụ kỹ thuật của nhà phân phối.
Việc kiểm tra định kỳ hệ thống bôi trơn tự động là cần thiết và quan trọng. Nhân viên bảo trì phải quen thuộc với tất cả các loại hệ thống đang sử dụng vì hệ thống bôi trơn có thể hỏng do lỗi sử dụng và cần khắc phục khi sử dụng (theo như hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp). Không nên trộn lẫn nhiều loại hệ thống và nhãn hiệu bôi trơn tự động khác nhau sẽ gây khó cho nhân viên bảo trì và người dùng cuối.
Tóm lại việc lựa chọn hệ thống bôi trơn tự động nào và áp dụng cho vị trí máy móc nào là rất quan trọng và đòi hỏi chúng ta phải có sự quan tâm và đầu tư nghiêm túc và thích hợp.
Tuy ban đầu có thể tốn thời gian và chi phí nhưng trong tương lai chúng ta sẽ được rất nhiều lợi ích nếu lựa chọn hệ thống bôi trơn tự động đúng và phù hợp từ đầu.
Cuối cùng đừng bỏ qua việc đào tạo các thành viên trong nhóm của bạn sau khi đã trang bị hệ thống Bôi trơn tự động vì con người vẫn là yếu tố quan trọng và quyết định trong mọi vấn đề, và vấn đề “Kiểm soát bôi trơn hiệu quả-an toàn” cũng không phải là ngoại lệ.
Một trong số các thương hiệu bôi trơn tự động phổ biến trên Thế giới là Memolub Bỉ-EU.
Memolub có gần 40 năm kinh nghiệm chuyên về giải pháp Bôi trơn tự động tối ưu và thân thiện với người dùng.
Hiện tại Memolub đã có hơn 80 nhà phân phối và hơn 30,000 khách hàng nhà máy, cảng biển, sân bay, toà nhà thương mại… trên Toàn cầu.
Vui lòng liện hệ nhà phân phối-đối tác Memolub tại Việt Nam để được tư vấn thêm cho từng ứng dụng của bạn.
Chúc bạn ứng dụng hệ thống Bôi trơn tự động phù hợp và thành công để mang lại hiệu quả cho Công việc và lợi ích cho Công ty của mình 😀
NGUỒN THAM KHẢO
- BẢO TRÌ HIỆU QUẢ HƠN VỚI BÔI TRƠN TỰ ĐỘNG https://vietnamwcm.wordpress.com/category/tpm/
- VÌ SAO CHUYỂN ĐỔI TỪ BÔI TRƠN MÁY MÓC THỦ CÔNG SANG TỰ ĐỘNG ĐANG LÀ XU HƯỚNG? https://hopviet.com.vn/2020/02/vi-sao-chuyen-doi-tu-boi-tron-may-moc-thu-cong-sang-tu-dong-dang-la-xu-huong/
- https://www.machinerylubrication.com/Read/29285/manual-automatic-lubrication
- https://www.mobil.com/en/industrial/Lubricant-Expertise/Resources/choose-grease-electric-motor-bearings
- https://www.machinerylubrication.com/Read/31026/high-speed-grease
- https://www.machinerylubrication.com/Read/537/predict-oil-life
- https://www.mobil.com/industrial/~/media/files/global/us/industrial/tech-topics/tt-electric-motor-bearing-lubrication-guide.pdf
- http://www.skf.com/caribbean/products/bearings-units-housings/super-precision-bearings/principles/lubrication/grease-lubrication/grease-service-life-and-relubrication-intervals/index.html
- https://www.klueber.com/ecomaXL/files/Lubrication_of_rolling_bearings_tips_and_advice.pdf
- https://www.machinerylubrication.com/Read/537/predict-oil-life
- https://en.wikipedia.org/wiki/Automatic_lubrication_system
- https://www.machinerylubrication.com/
- https://memolub.be/
- https://www.mychatbotgpt.com/